Hạt nhựa là gì? Phân biệt các loại hạt nhựa PE

04/04/2024 Tin tức

Hạt nhựa là một loại vật liệu không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như đóng gói, sản xuất đồ gia dụng, công nghiệp ô tô và điện tử… Trong đó, hạt nhựa PE là loại được ứng dụng rộng rãi nhất. Vậy hạt nhựa là gì? Có những loại nhựa nào? Hạt nhựa PE có gì vượt trội mà tại sao nó được ưa chuộng vậy? Hãy cùng Cúc Phương đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này nhé.

Tìm hiểu về hạt nhựa 

Hạt nhựa được làm từ đâu?

Hạt nhựa được làm từ các nguyên liệu tổng hợp hoặc tái chế từ nhựa thải. Nguyên liệu tổng hợp phổ biến để sản xuất hạt nhựa là dầu mỏ hoặc khí đốt, các loại hợp chất hóa học khác nhau được sản xuất từ dầu mỏ hoặc khí đốt được sử dụng để sản xuất nhựa.

Hạt nhựa dùng để làm gì? 

Hạt nhựa được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nhựa khác nhau, từ các sản phẩm đơn giản như túi nilon, chai nhựa, ống nước đến các sản phẩm phức tạp như linh kiện điện tử, đồ dùng gia đình, xe hơi và thiết bị y tế.

Phân loại các loại hạt nhựa 

Dựa theo quy trình sản xuất mà người ta phân nhựa thành 2 loại là hạt nhựa nguyên sinh và hạt nhựa tái sinh. 

a. Hạt nhựa nguyên sinh là gì?

Đây là sản phẩm nhựa được sinh ra từ dầu mỏ thông qua quá trình chia tách bằng phương pháp chưng cất phân đoạn tạo ra những loại nhựa có giá trị sử dụng phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

Các hạt nhựa nguyên sinh có tính năng vật lý và hóa học ổn định, đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn của nhiều ngành công nghiệp. Chúng được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm có tính chất yêu cầu cao như đồ dùng y tế, thiết bị điện tử, sản phẩm gia dụng và các sản phẩm bảo vệ môi trường. Nhựa nguyên sinh chưa qua sử dụng thường có màu trắng tự nhiên, khi đưa vào ứng dụng người ta thường pha thêm hạt tạo màu để được các màu sắc khác nhau như: xanh, đỏ, tím, vàng…

Các loại nhựa pe, pp, abs, pvc, pet, pa… là các loại nhựa nguyên sinh thường được sử dụng nhất. 

b. Hạt nhựa tái sinh là gì?

Hạt nhựa tái sinh là loại nhựa được sản xuất từ việc tái chế và chuyển đổi các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng hoặc thải bỏ để tái sử dụng. Các sản phẩm nhựa này được thu gom, tách ra khỏi các vật liệu khác như kim loại, giấy và các chất cấp liệu khác, sau đó được chế biến lại thành hạt nhựa tái sinh.

Như ở trên, chúng ta đã rõ nhựa tái sinh là nhựa tái chế hạt sản phẩm nhựa nguyên sinh. Do đó nhựa nguyên sinh có những loại nào thì nhựa tái sinh có loại đó.

Nhựa tái sinh được tái chế từ nhựa đã qua sử dụng

Lưu ý: Nhựa tái sinh sẽ không tinh khiết như nhựa nguyên sinh và có giá thành rẻ hơn nhựa nguyên sinh. Chất lượng nhựa tái sinh bị giảm dần theo số lần được tái sinh và thành phần tạp chất trong nó.

Tìm hiểu về hạt nhựa PE 

Trong các loại nhựa nguyên sinh hiện nay, nhựa PE chính là một trong những nguyên liệu an toàn nhất. Mỗi năm, trên thế giới đều có một số lượng nhựa PE cực kỳ lớn được tiêu thụ. Trong đó, có một phần không nhỏ được dùng để sản xuất ra ống nhựa HDPE. 

Hạt nhựa PE là nguyên liệu chính sản xuất ống nhựa HDPE

Hạt nhựa PE là gì? 

Hạt nhựa PE là hạt nhựa được sản xuất từ polyethylene (PE), một loại nhựa polymer thuộc nhóm polyolefin. Polyethylene là một trong những loại nhựa phổ biến nhất trên thế giới và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm nhựa. Hạt nhựa PE có đặc tính dẻo, đàn hồi, bền, dễ dàng tái chế và có khả năng chống thấm nước.

Tính chất vật lý của nhựa PE 

  • Độ dẻo: Nhựa PE có độ dẻo cao, dễ dàng uốn cong và đàn hồi tốt.
  • Độ cứng: Tùy thuộc vào loại nhựa PE, độ cứng của chúng có thể khác nhau. Tuy nhiên, đa số loại nhựa PE đều có độ cứng thấp.
  • Độ dẫn điện: Nhựa PE là chất cách điện tốt, đặc biệt là loại nhựa PEHD.
  • Khả năng chống thấm nước: Nhựa PE là chất liệu chống thấm nước tốt.
  • Khả năng chịu va đập: Nhựa PE có khả năng chịu va đập tốt và bền với các tác động ngoại lực.
  • Khả năng chống hóa chất: Một số loại nhựa PE có khả năng chống lại tác động của hóa chất.
  • Khả năng tái chế: Nhựa PE có khả năng tái chế cao, giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa.

Tính chất hóa học

  • Không tan trong dung môi hữu cơ: Nhựa PE không tan trong dung môi hữu cơ như cồn, axeton, benzene, tetrachloroethylene.
  • Tan trong dung môi không hữu cơ: Nhựa PE có thể tan trong dung môi không hữu cơ như tetrachloride và dầu nhờn.
  • Khả năng oxi hóa: Nhựa PE có khả năng bị oxi hóa dưới tác động của ánh sáng, nhiệt độ cao và không khí, gây ra sự giòn và mất tính đàn hồi của chúng.
  • Khả năng chịu axit và bazơ: Nhựa PE có khả năng chịu axit và bazơ yếu.
  • Khả năng chịu lửa: Nhựa PE có khả năng chịu lửa yếu, dễ cháy khi tiếp xúc với ngọn lửa.
  • Khả năng phân hủy sinh học: Nhựa PE có khả năng phân hủy sinh học thấp, vì vậy chúng không phải là một lựa chọn tốt cho các sản phẩm có tính chất sinh thái. 

Phân loại hạt nhựa PE 

Dựa vào khối lượng phân tử, tỷ trọng, độ kết tinh và mức độ khâu mạch mà PE được chia thành 8 loại:

  • VLDPE (PE tỷ trọng rất thấp)
  • LDPE (PE tỷ trọng thấp)
  • LLDPE (PE tỷ trọng thấp mạch thẳng)
  • MDPE (PE tỷ trọng trung bình)
  • HDPE (PE tỷ trọng cao)
  • UHMWPE (PE có khối lượng phân tử cực cao)
  • PEX hay XLPE (PE khâu mạch)
  • HDXLPE (PE khâu mạch tỷ trọng cao)

Trong đó LDPE và HDPE là 2 loại nhựa PE được sử dụng phổ biến nhất.

a. LDPE

Hạt nhựa LDPE là viết tắt của tên gọi đầy đủ “Low-Density Polyethylene” – một loại nhựa polyme ethylene có độ phân tử thấp và tỷ trọng thấp. Với cấu trúc phân tử đơn giản, các hạt nhựa LDPE có khả năng dẻo dai, dễ uốn cong, co giãn và bền độc tốt. Nó là một trong những loại nhựa phổ biến nhất được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm đóng gói, túi nilon, màng bọc thực phẩm, ống dẫn, ống co, vỏ bọc cáp điện, và nhiều sản phẩm khác. Hạt nhựa LDPE thường có màu trắng đục hoặc màu vàng nhạt và có thể được tái chế để sản xuất các sản phẩm nhựa tái chế.

b. Hạt nhựa hdpe – một trong những loại nhựa tái sinh phổ biến nhất hiện nay

Hạt nhựa HDPE là viết tắt của “High-Density Polyethylene” – một loại nhựa polyme ethylene có độ phân tử cao và tỷ trọng cao hơn so với nhựa LDPE. Cấu trúc phân tử phức tạp của HDPE khiến cho các hạt nhựa này có độ cứng, chịu nhiệt, độ bền và tính chống ăn mòn cao hơn so với nhựa LDPE. Hạt nhựa HDPE thường được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm đòi hỏi tính đàn hồi, độ bền cao như ống dẫn nước, ống chịu áp lực, thùng đựng hóa chất, các sản phẩm bọc thực phẩm, túi nilon, thùng rác, vỏ xe đạp, và nhiều sản phẩm khác. Màu sắc của hạt nhựa HDPE thường là trắng, đục hoặc màu đen và cũng có thể được tái chế để sản xuất các sản phẩm nhựa tái chế.

Nhìn chung nhựa pe được sử dụng tương đối phổ biến vì nó có nhiều ưu điểm nổi bất. Đặc biệt, các sản phẩm được tạo ra từ loại nhựa này có thể được tái chế, tăng vòng đời sản phẩm giúp giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường. 

Qua bài viết này, Cúc Phương hi vọng bạn sẽ phần nào hiểu được thế nào là hạt nhựa và lý do tại sao hạt nhựa PE là nguyên liệu đầu vào cho rất nhiều sản phẩm nhựa. 

———

????̂́???????? ????????̛????̛́???? ???????????????????? – ????????̂́???? ????????̂́???? ????????????̣???????? ????????̛????̛̣????????

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 84-24-3853 2541 – 0901 799 910

Website: https://cucphuong.com.vn/

Email: cucphuong@cucphuong.com.vn

Youtube: https://www.youtube.com/…/UC_JgvH-U3FRmvEIs-9i7DTg/videos

 

TOP